thường nghe đến gồm xét nghiệm kháng nguyên (RT-PCR) và xét nghiệm kháng thể (ELISA). Bài viết này tóm tắt ý nghĩa của 2 xét nghiệm này nhằm giúp hiểu đúng và diễn giải đúng kết quả các xét nghiệm.
Lưu ý, bài viết dựa trên kết quả các nghiên cứu hiện tại trên quần thể người lớn, không suy giảm miễn dịch. Các thông tin về ý nghĩa xét nghiệm trên trẻ em còn hạn chế. Đặc biệt trẻ em thường ít có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng.
I. Xét nghiệm kháng nguyên (RT-PCR)
Thế nào là xét nghiệm kháng nguyên?
Là xét nghiệm để tìm các bộ phận của virus gây bệnh (y học gọi là vật chất di truyền) trong dịch của cơ thể ví dụ dịch từ đường hô hấp (mũi, họng, đàm, …). Nếu bạn được lấy mẫu xét nghiệm bằng cách ngoáy mũi, họng là đang thực hiện xét nghiệm kháng nguyên
Giá trị của xét nghiệm kháng nguyên?
Cho đến nay, đây là xét nghiệm thường dùng nhất, có độ tin cậy cao nhất trong chẩn đoán bệnh COVID-19; bằng cách sử dụng phương pháp RT-PCR
Khi nào xét nghiệm kháng nguyên dương tính?
Đối với hầu hết các trường hợp nhiễm COVID-19 có triệu chứng, xét nghiệm tìm kháng nguyên có thể dương tính từ ngày đầu tiên có triệu chứng và đạt đỉnh trong tuần đầu. Tỉ lệ dương tính giảm từ tuần thứ 3 và sau đó dần trở nên âm tính. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng, kết quả RT-PCR có thể dương tính kéo dài hơn 3 tuần từ khi có triệu chứng. Cần lưu ý rằng kết quả RT-PCR dương tính chỉ có nghĩa là tìm thấy vật chất di truyền của virus, không có nghĩa virus vẫn còn sống và lây bệnh.
Khi nào xét nghiệm kháng nguyên dương tính kéo dài hoặc dương tính trở lại?
Một số trường hợp, vật chất di truyền của virus được phát hiện bằng RT-PCR vẫn dương tính sau 6 tuần hoặc dương tính sau 2 lần âm tính liên tiếp. Cho đến nay y học vẫn chưa giải thích được các trường hợp này, có thể do sai số xét nghiệm hoặc tái nhiễm hoặc virus còn tồn tại. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những ca tái dương tính thường không tìm thấy virus hoạt đông, khả năng lây nhiễm rất thấp. Nghiên cứu trên nhóm nhỏ bệnh nhân cho thấy không thể cấy ra virus vào ngày thứ 8 của bệnh, nghĩa là nguy cơ lây nhiễm đã giảm rõ sau 01 tuần phát bệnh.
Các vị trí lấy mẫu xét nghiệm khác nhau có cho kết quả dương tính khác nhau?
Theo một số nghiên cứu, kết quả RT-PCR dương tính cao nhất trong dịch rửa phế quản (93%), tiếp đó là đàm (72%), dịch tỵ hầu (63%) và dịch ngoáy họng (32%). Tuy vậy dù lấy mẫu xét nghiệm ở vị trí nào thì kết quả dương tính cũng có nghĩa là nhiễm COVID-19.
Các xét nghiệm tìm kháng nguyên đang làm tại Đà Nẵng?
Hiện tại trên địa bàn Đà Nẵng đang kết hợp lấy bệnh phẩm bằng cách ngoáy dịch tỵ hầu (qua đường mũi) và ngoáy họng (qua đường miệng).
Hình 2 - Hình ảnh ngoáy họng và ngoáy dịch tỵ hầu (3)
Thế nào là âm tính giả và dương tính giả?
Âm tính giả nghĩa là bệnh nhân nhiễm bệnh nhưng xét nghiệm âm tính. Điều này được lý giải do tải lượng virus thấp, hoặc thời điểm xét nghiệm không phù hợp (quá sớm, trước khi biểu hiện triệu chứng hoặc trể), hoặc do kỹ thuật lấy mẫu sai - đặc biệt là dịch tỵ hầu, hoặc do vận chuyển không phù hợp.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của RT-PCR cho đến nay vẫn còn là dấu hỏi đối với các nhà khoa học. Tuy vậy, độ đặc hiệu của xét nghiệm RT-PCR rất cao bởi nó thiết kế chỉ dành để phát hiện SARS-CoV-2. Các trường hợp dương tính giả (bệnh nhân không nhiễm nhưng dương tính) thường do sai kỹ thuật hoặc do tạp nhiễm.
II. Xét nghiệm kháng thể (ELISA)
Thế nào là xét nghiệm kháng thể?
Kháng thể là chất cơ thể sinh ra để chống lại virus khi bị virus tấn công. Xét nghiệm kháng thể chính là tìm ra các chất này. Nếu bạn được lấy máu để làm xét nghiệm nghĩa là đang được tìm kháng thể.
Ý nghĩa của xét nghiệm kháng thể
Xét nghiệm kháng thể đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc trung bình nên đến khám muộn hoặc được làm xét nghiệm muộn, thường 2 tuần sau nhiễm.
Xét nghiệm kháng thể là phương tiện quan trọng giúp tầm soát độ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng và tìm ra các cá thể đã sinh miễn dịch và có thể được bảo vệ đối với virus. Xét nghiệm kháng thể cho đến nay chưa thể hiện vai trò chẩn đoán ca bệnh.
Khi nào xét nghiệm kháng thể dương tính?
Tổng lượng kháng thể (IgM và IgG) thường bắt đầu tăng từ tuần thứ 2 sau khi có triệu chứng. Mặc dầu người ta thấy nồng độ IgM và IgG bắt đầu tăng sau 4 ngày khởi phát triệu chứng nhưng cao nhất là tuần thứ 2 và thứ 3 của bệnh.
Nghiên cứu cho thấy IgM bắt đầu giảm từ tuần thứ 5 và biến mất từ tuần thứ 7, trong khi đó IgG lại tiếp tục tồn tại sau 7 tuần.
Tài liệu tham khảo
1.Nalla AK, Casto AM, Huang MW, et al. Comparative performance of SARS-CoV-2 detection assays using seven different primer/probe sets and one assay kit. J Clin Microbiol. 2020
2.Sethuraman N, Jeremiah SS, Ryo A. Interpreting diagnostic tests for SARS-CoV-2. Jama. 2020.
3.Bộ Y Tế, Cục Y Tế dự phòng, Hướng dẫn lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm. 2017
4.Zheng S, Fan J, Yu F, et al. Viral load dynamics and disease severity in patients infected with SARS-CoV-2 in Zhejiang province, China, January-March 2020: retrospective cohort study. BMJ. 2020
5.Wölfel R, Corman VM, Guggemos W, et al. Virological assessment of hospitalized patients with COVID-2019. Nature. 2020
6.Xiang F, Wang X, He X, et al. Antibody detection and dynamic characteristics in patients with COVID-19. Clin Infect Dis. 2020